Hướng dẫn sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống băng tải đúng cách

Nội dung bài viết

Sửa chữa hệ thống băng tải là công việc mà Hưng Thịnh Automation đã thực hiện nhiều năm qua. Các sự cố xảy ra đối với băng tải đều có thể khiến cả một dây chuyền sản xuất phải dừng hoạt động, từ đó dẫn đến nguy cơ làm giảm năng suất, mất tiền bạc hay tệ nhất là mất khách hàng.

Chính vì vậy, việc bảo trì, bảo dưỡng, khắc phục sự cố băng tải là điều rất quan trọng đòi hỏi kỹ thuật viên phải có tốc độ và trình độ tốt. Hưng Thịnh Automation cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo trì hệ thống băng tải cho các nhà máy với chất lượng và uy tín hàng đầu.

Hệ thống băng tải là gì?

Băng tải là gì
Băng tải là gì

Hệ thống băng tải là một kết cấu bao gồm hai hoặc nhiều ròng rọc, giúp tạo một vòng lặp khép kín quay vô hạn cho một dải băng chuyền nhằm vận chuyển hàng hóa từ vị trí này đến vị trí khác một cách tự động.

Nhờ có băng tải mà hàng hóa có thể được vận chuyển tự động hóa đến nơi cần thiết trong nhà máy, giúp tiết kiệm thời gian, nhân công và tăng năng suất cho hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên, khi hệ thống băng tải gặp sự cố, có thể đến từ các bộ phận chuyển động, hoặc từ biến tần, hay bất kỳ sự cố nào từ các bộ phận cấu thành, có thể gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty.

Để tránh điều này xảy ra, bạn cần theo dõi quá trình hoạt động của băng tải. Điều quan trọng là bạn phải hiểu cách bảo trì băng tải cũng như cách khắc phục khi sự cố xảy ra.

Các sự cố xảy ra với hệ thống băng tải

1. Sự cố băng tải bị dẫn động nhầm

Sự cố băng tải dẫn động nhầm
Sự cố băng tải dẫn động nhầm

Đây là sự cố khi dây đai băng tải bị trượt sang một bên, làm cho băng chuyền bị trật hướng, dẫn đến nguy cơ hàng hóa bị rơi ra ngoài. Hậu quả tệ hại hơn có thể gây hỏng hóc hàng loạt các bộ phận khác của hệ thống.

Để khắc phục sự cố, bạn cần quan sát kỹ và thực hiện các thao tác sau đây:

  • Nếu băng chuyền di chuyển qua một cạnh bị sờn, lâu ngày dây đai có thể trượt khỏi vị trí khiến cho băng chuyền bị trật hướng. Bạn cần căn chỉnh lại băng tải cho đúng vị trí của nó.
  • Nếu khung băng tải bị cong vênh, hãy kiểm tra và căn chỉnh lại khung cho bằng phẳng.
  • Nếu băng chuyền bị cong vênh, có thể do nhà sản xuất cắt không chính xác rất dễ gây ra lỗi. Lúc này bạn cần thay thế hoặc bảo hành lại phần băng chuyền đảm bảo kích thước chuẩn xác nhất.
  • Băng tải bị kẹt: Nếu ròng rọc hoặc các bộ phận trong hệ thống băng tải có tích tụ bụi bẩn hoặc mắc kẹt mảnh vụn, sẽ khiến cho băng tải bị dắt. Hãy thường xuyên kiểm tra và đảm bảo băng tải luôn sạch sẽ trước khi vận hành nó.

2. Dây đai bị lệch

Dây đai băng tải bị lệch
Dây đai băng tải bị lệch

Dây đai băng tải hoạt động trơn tru ở một lực căng chính xác, nếu lực căng quá nhiều hoặc quá ít sẽ khiến dây đai có nguy cơ bị trượt khỏi ròng rọc.

Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức căng băng tải, chủ yếu đến từ bộ phận ròng rọc và dây đai. Hãy thử các cách kiểm tra khắc phục sự sau đây:

  • Bạn hãy kiểm tra xem băng tải có đang bị quá tải so với trọng tải tiêu chuẩn của nó không. Khi trọng tải hàng hóa quá lớn so với phạm vi chịu tải của băng tải sẽ làm cho dây đai có nguy cơ bị tuột ra khỏi puly ròng rọc.
  • Hãy kiểm tra xem môi trường làm việc có quá lạnh không. Nếu nhiệt độ quá lạnh cũng có thể khiến cho độ bám giữa dây đai và ròng rọc bị giảm. Hãy đảm bảo rằng vật liệu làm dây đai và puly chịu được nhiệt độ thấp.
  • Thiết lập độ trễ đúng cách. Độ trễ của băng tải giúp cải thiện độ bám của dây đai nếu nó được thiết lập đúng cách. Hãy nhờ các đội ngũ chuyên về lắp đặt, sửa chữa băng tải để cài đặt độ trễ cho ròng rọc.
  • Kiểm tra ròng rọc xem có bị mòn không. Ròng rọc sử dụng sau một thời gian dài có thể bị mòn có thể làm dây đai băng chuyền bị trơn hoặc bị rít quá mức.

3. Dây đai hoặc băng tải bị rách

Băng tải bị rách
Băng tải bị rách

Dây đai thường được làm từ vật liệu cao su hoặc nhựa dẻo do đó khi vận chuyển những hàng hóa có các cạnh sắc nhọn như đá, kính vụn, kim loại,… có thể đâm vào khiến dây đai bị rách.

Đôi khi chỉ một vết xước nhỏ để lâu ngày cũng có thể tạo ra vết rách do sức căng bề mặt của dây đai.

Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện nối vết rách dây đai bằng các cách sau:

  • Phương pháp nối lưu hóa (ép nhiệt): áp dụng với những dây đai hoặc băng tải băng tải có độ dày và khổ rộng bằng cao su. Phương pháp này sử dụng kích ép nhiệt và áp suất để tạo độ kết dính ở vết rách cần nối, có thể đạt hiệu quả rất cao. Tuy nhiên giá thành của phương pháp này là cao nhất trong các phương pháp hiện nay.
  • Phương pháp sâu ghim kim loại: đây là phương pháp phổ biến vì nó khá dễ áp dụng. Chỉ cần sử dụng các chốt kim loại như ghim để khâu vết rách lại. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên sử dụng tạm thời hoặc gấp gáp vì nó sẽ không khắc phục vết rách một cách bền vững.
  • Phương pháp dùng keo dán nguội: phương pháp này sử dụng keo dán chuyên dụng giúp mối nối đẹp hơn và bền hơn so với nối kim loại. Loại keo này làm từ hóa chất và chất đóng rắn giống như một loại keo dán. Tuy nhiên mất khá nhiều công sức để thực hiện.

Cách phòng ngừa sự cố xảy ra với băng tải

1. Vệ sinh sạch sẽ hệ thống băng tải định kỳ

Nên vệ sinh băng tải chở các vật liệu thô
Nên vệ sinh băng tải chở các vật liệu thô

Hãy tạo thói quen vệ sinh cho hệ thống băng tải của nhà máy một cách định kỳ.

Đảm bảo băng tải được sạch sẽ sẽ giảm thiểu nguy cơ tích tụ bụi bẩn và mảnh vụn từ hàng hóa, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ gây hỏng hóc băng tải.

Đặc biệt với những băng tải vận chuyển than, đá, đất sét, đây là những loại hàng hóa dễ gây tích tụ và bám vào bề mặt băng chuyền rồi quay trở lại. Điều này vừa gây thất thoát số lượng hàng hóa vừa gây nguy cơ hỏng hóc cho hệ thống băng tải.

Kiểm tra đầy đủ các vị trí của băng tải theo chiều ngang và chiều dọc, loại bỏ tất cả các bụi bẩn và mảnh vụn còn bám trên băng tải.

2. Giữ cho băng tải luôn thẳng hàng và bằng phẳng

Nếu băng tải bị nghiêng hoặc chênh vênh sẽ khiến hàng hóa có nguy cơ bị đổ và văng ra khỏi đường đi gây nguy hiểm.

Hãy thường xuyên kiểm tra băng tải của bạn để đảm bảo chúng không bị nghiêng hay lệch, mọi thứ phải được sắp xếp ngay ngắn theo đúng vị trí của nó.

Bạn có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra cân bằng hoặc nhờ đến đội ngũ bảo trì chuyên nghiệp.

Hệ thống băng tải phải luôn bằng phẳng
Hệ thống băng tải phải luôn bằng phẳng

3. Kiểm tra ròng rọc và dây đai

Ròng rọc và dây đai phải luôn ăn khớp với nhau, và thẳng hàng đều với băng chuyền.

Nếu ròng rọc bị lệch sẽ khiến dây đai bị trượt gây nguy cơ bị mài mòn và lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống băng tải.

Dây đai cũng là một bộ phận quan trọng vì nó giúp băng tải có thể chuyển động đúng với đường đi định sẵn. Chính vì thế bạn cần đảm bảo dây đai cần phải được cắt thẳng, không bị xiên vẹo nếu không hậu quả sẽ khiến cả hệ thống băng tải của bạn bị định hướng sai.

Hãy tháo dây đai khỏi băng tải và đặt xuống dưới sàn nhà, nếu thấy dây đai bị cong hãy thay nó ngay lập tức.

4. Kiểm tra và thay thế các bộ phận bị hỏng

Hãy kiểm tra các bộ phận chuyển động bên trong hệ thống băng tải như bánh răng, ròng rọc xem chúng có hoạt động đúng cách không.

Một số bộ phận bị mài mòn hoặc bị kẹt vì lý do nào đó khiến chúng ngưng hoạt động sẽ không ảnh hưởng ngay tới chuyển động của toàn băng tải, chính vì thế không dễ để nhận ra vấn đề này.

Nếu có một thứ không hoạt động sẽ gây tăng sức căng cho các bộ phận khác vì phải gánh thêm phần tải trọng của bộ phận bị hỏng đó.

Việc bạn cần làm là kiểm tra thường xuyên và thay thế chúng ngay lập tức khi phát hiện ra lỗi.

Bảo trì, bảo dưỡng đúng cách cho hệ thống băng tải

1. Kiểm tra và ghi chép thường xuyên

Ghi chép quá trình sửa chữa băng tải
Ghi chép quá trình sửa chữa băng tải

Hãy tiến hành kiểm tra định kỳ băng tải của bạn. Ghi chép lại nhật ký hoạt động và bảo dưỡng băng tải để có thể dễ dàng lên kế hoạch sửa chữa hơn khi xảy ra sự cố.

Nhật ký sửa chữa sẽ giúp bạn nắm được thông tin về các bộ phận nào thường xuyên bị hỏng, và thời gian đã thay thế các bộ phận đó là bao lâu.

Thông tin từ nhật ký ghi chép sẽ rất hữu ích trong trường hợp một lỗi tương tự xảy ra, và đồng nghiệp của bạn cũng nhanh chóng nắm bắt được nếu như người cũ không còn làm việc nữa.

Người kiểm tra nên là đội ngũ bảo trì, bảo dưỡng hoặc sửa chữa băng tải. Vì họ là những người chuyên nghiệp và biết cách thực hiện.

Không nên tận dụng người vận hành băng tải vì mối quan tâm chính của họ là sử dụng băng tải để vận chuyển hàng hóa.

2. Luôn có phụ tùng thay thế sẵn có

Mọi máy móc đều có hao mòn tự nhiên khi sử dụng, chính vì thế bạn cần phải có các bộ phận thay thế khi cần thiết để đảm bảo có thể thay thế sửa chữa ngay khi cần thiết.

Việc này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Những phụ tùng này có thể là dây curoa, nhông xích, dây đai, động cơ,…

3. Nắm được tuổi thọ của các bộ phận

Thay thế dây đai băng tải
Thay thế dây đai băng tải

Khi bạn biết được bộ phận nào đã quá cũ, bộ phận nào còn mới, bạn sẽ nhanh chóng đưa ra phương án kiểm tra sửa chữa hơn, từ đó rút ngắn thời gian chờ.

Điều này cũng giúp bạn biết được tuổi thọ của các bộ phận có khớp với cam kết của nhà sản xuất hay không, và phân biệt được lỗi có phải do nhà sản xuất hay do cách sử dụng, từ đó có thể chuẩn bị phụ tùng thay thế khi cần thiết.

Đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc bảo dưỡng, sửa chữa băng tải

Hãy tắt ngay băng tải khi có sự cố xảy ra. Đã có nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên quan đến băng tải.

Nếu bạn không hiểu hoặc nghi ngờ về vấn đề xảy ra, hãy đừng thực hiện nó. Chỉ một sai sót cũng có thể gây hậu quả mất mát về người và của.

Để đảm bảo công việc sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống băng tải được nhanh chóng, an toàn và suôn sẻ, hãy liên hệ với chuyên gia trong lĩnh vực này.

Dây chuyền sản xuất xúc xích được Hưng Thịnh Automation sửa chữa và đi vào hoạt động

Hưng Thịnh Automation là đơn vị đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc sửa chữa máy móc công nghiệp và băng tải tại các nhà máy với nhiều lĩnh vực khác nhau.

Liên hệ ngay với hungthinhautomation để được tư vấn sửa chữa băng chuyền theo thông tin được cung cấp dưới chân trang web này.

Về tác giả

Hưng Thịnh
Hưng Thịnh

Hưng Thịnh là chuyên giá trong lĩnh vực tự động hóa, với hơn 15 năm hoạt động trong ngành. Hưng Thịnh cũng là tác giả của các bài viết tại các website trong hệ thống web của Công ty Tự Động hóa Hưng Thịnh, mang đến các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực cũng như giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải.

Chia sẻ bài viết

Facebook
Email
Print

Bạn đang cần tư vấn?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *